ANA GROCERY | Lương Khô Mỹ Dài Hạn & Vitamins

FED Tăng Lãi Suất Lần Thứ 6 Liên Tiếp Để Đối Phó Với Lạm Phát — The Guardian

Thứ Sáu, 17/02/2023
Quản trị viên

Viên chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ vừa thông báo sẽ áp dụng tăng lãi suất cao nhất từ trước đến nay kể từ năm 1980 do khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang gây ra rất nhiều khó khăn thách thức cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng mua sắm tại một siêu thị ở Glenview, tiểu bang Illinois (Mỹ)

Fed đã quyết định tăng lãi suất đợt thứ tư liên tiếp để chống lại cuộc chiến lạm phát cao nhất nước Mỹ trong 40 năm qua lên 0.75% nhưng cũng đưa tín hiệu tốc độ tăng lãi suất sẽ sớm được điều chỉnh chậm lại.  

Việc người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng nặng nề do khủng khoảng chi phí sinh hoạt cùng với thế vận chính trị hiện thời của tổng thống đương nhiệm Hoa Kì Joe Biden, Cục dự trữ Liên bang Mỹ chính thức quyết định tăng lãi suất lần thứ 6. Đây cũng được xem là đợt tăng lãi uất quyết đoán nhất kể từ năm 1980 trong bối cảnh tỉ lệ lạm phát gia tăng từ 14% đến gần chạm mốc 20%. 

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã thẳng thắn cảnh báo không nên để sự tự mãn chiếm chỗ. Ông thông báo các viên chức Fed đang phải cân nhắc rất kĩ lưỡng về thời gian và tốc độ tăng lãi suất vì quyết định của Fed sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trên diện rộng, dù vậy Fed không phải không có cách để đối phó. Trong phiên họp vừa qua, dữ liệu mới nhất đưa ra đề nghị tăng tỉ lệ lãi xuất lên cao hơn so với tỉ lệ hầu hết mọi người mong đợi trước đó, ông Powell cho hay.

Lần tăng lãi suất gần đây nhất từ Fed ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của Quỹ Liên bang (FFR) chiếm vai trò quan trọng như một quy chuẩn được áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực về mặt lãi suất, trong đó bao gồm lãi suất vay doanh nghiệp, lãi suất thẻ tín dụng và lãi suất thế chấp. Mức tỉ suất này tăng dao động từ 3.75% đến 4.0% sau hơn một năm duy trì ở mức 0% xuyên suốt đại dịch covid.

Ông Powell chia sẻ cảm thấy hài lòng vì Fed đã chọn hướng giải quyết đẩy nhanh tiến độ và khẳng định không thấy lựa chọn này siết chặt tình hình vượt mức cho phép. Ông nói thêm, Fed sẽ làm chậm tiến trình tăng lãi suất tại một vài thời điểm nhưng cũng cảnh báo việc cho rằng lãi suất sẽ ngừng tăng trong lúc này là quá sớm.

Ngân hàng trung ương không mong đợi tỉ lệ lạm phát và lãi suất sẽ cán mốc giống như những năm 80. Ông Powell chỉ ra Fed dự tính cho lãi suất tăng dần từ đây đến cuối năm đạt 4.4% rồi giảm dần dần đến năm 2024 với mong đợi tỉ lệ lạm phát giảm trong năm nay; dù rằng trước đó Fed đã bỏ qua vấn đề lạm phát cho rằng làm phát chỉ là vấn đề nay mai. Đến nay tỉ lệ lạm phát vẫn duy trì ở mức cao dai dằng. Trong tháng 9, giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn 8.2% so với một năm trước và cao hơn nhiều so với mức lạm phát 2% mà Fed dự đoán.

Ông Powel nhấn mạnh, cơ hội cho nền kinh tế Mỹ được "hạ cánh an toàn" khỏi khủng hoảng kinh tế trong lúc phải đối mặt với lạm phát đã bị thu hẹp. "Chúng tôi luôn nhủ mọi việc chắc chắn sẽ trở nên khó khăn. Vì sẽ đến một lúc lãi uất tăng cao và tình trạng kéo dài, mọi thứ sẽ khó khăn đến nỗi khó có thể ra hướng giải quyết.", ông nêu quan điểm.

Fed đưa ra động thái giữa lúc các chính phủ trên toàn thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng. Giá cả thực phẩm "gầm rú" khiến cho lạm phát tăng hơn 10% tại Anh cũng đưa đến việc Ngân hàng Anh hôm thứ năm dự tính tăng lãi suất cơ bản lên con số bất ngờ 1% thêm vào 3.25% trước đó. Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng tăng lãi suất vay mượn để giải quyết lạm phát gia tăng kỉ lục 10.7%.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã phủ sắc xanh khi Fed cho biết kế hoạch tăng lãi suất sẽ có thể bắt đầu dịu lại nhưng không rớt chạm đáy. Trong khi đó ông Powell nói rõ, tỉ suất sẽ tiếp tục tăng cao và tăng kéo dài khác hẵn với những gì Fed đã thể hiện thoạt đầu. 

Việc tăng tỉ suất sẽ gây ra sức ảnh hưởng mang tính lan truyền đến toàn bộ nền kinh tế trên diện rộng. Thế nhưng trong lúc này, khi thị trường nhà ở tại Mỹ dường như đã hạ nhiệt, nhu cầu thuê mướn vẫn sôi nổi. Việc thuê muốn cũng được dự đoán sẽ yếu dần đi khi các công ty bắt đầu để ý đến những thay đổi về vấn đề gia tăng lãi suất vay mượn.

Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố dữ liệu về số lượng việc làm trong tháng 10 vào thứ sáu, khi đó nhiều kinh tế gia mong đợi Mỹ sẽ thêm khoảng 200.000 công việc xuyên suốt tháng và tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống thấp chỉ còn 3.5% trong 50 năm.

Hôm thứ tư, ADP (là doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ chuyên xử lý dữ liệu lương công) báo cáo nhà tuyển dụng tư nhân đã mở thêm 239.000 vị trí ứng cử trong tháng 10, cao hơn con số thu thập hồi tháng 9 là 192.000.

ADP cảnh báo, lượng công tăng việc trong tháng 11 lại không có tính lan rộng khi lĩnh vực giải trí và dịch vụ chiếm 210.000 số lượng công việc được mở và có dấu hiệu chậm lại trong một số ngành nghề khác. 

"Con số được đưa ra thật sự rất lớn và có thể giúp kéo dài thời hạn phục hồi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thuê nhân công không tập trung vào các lao động nước ngoài", ông Nela Richardson của ADP cho hay. "Các hãng xưởng, nhà máy sản xuất nào nhạy bén với vấn đề lãi suất sẽ tạm thời trì hoãn quá trình sản xuất, còn người làm thuê sẽ phải chấp nhận nhận đồng lương ít hơn. Giữa lúc chúng ta thấy đang có dấu hiệu hạn chế gia tăng nhu cầu tác động bởi Fed, thì nó đã đang chỉ mới ảnh hưởng đến một vài lĩnh vực của thị trường lao động.

Tạm dịch: Quản trị viên A&A Grocery

Nguồn: https://www.theguardian.com/business/2022/nov/02/fed-interest-rate-increase-inflation

Viết bình luận của bạn