ANA GROCERY | Lương Khô Mỹ Dài Hạn & Vitamins

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?

Chủ Nhật, 23/04/2023
Quản trị viên

Từ trước đến nay, đối với mọi người việc sinh tồn trên đảo hoang đa số chỉ có trên các chương trình truyền hình thực tế, trên phim ảnh,… Nhưng nếu một ngày nào đó, không may bạn bị cô lập nơi hoang đảo cùng với môi trường khắc nghiệt; bạn sẽ phải gặp những tình huống khó khăn và làm thế nào để sống sót trong hoàn cảnh đó thì trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các kỹ năng sinh tồn căn bản trên hoang đảo giúp bạn có thể đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?

Nếu máy bay hoặc tàu thuyền của bạn gặp sự cố, điều đầu tiên bạn muốn làm là tìm kiếm những người sống sót. Có thể có những người khác bị thương và cần được giúp đỡ. Cố gắng tập hợp càng nhiều người sống sót càng tốt và đưa những người bị thương vào bờ. Nhiều người ở bên bạn giúp tình hình trở nên dễ chịu hơn về mặt tâm lý đồng thời bạn sẽ không phải tự mình xoay sở làm tất cả công việc. Chưa kể trong số sống sót có thể sẽ có những người đã trang bị sẵn những kỹ năng hoặc kiến thức mang lại lợi ích to lớn để mọi người cùng nhau tồn tại trên đảo.

Giữ bình tĩnh và tỉnh táo

Giữ bình tĩnh là một trong những kỹ năng sinh tồn cần thiết nhất. Bất kỳ ai khi bị kẹt trên hoang đảo một mình đều có cảm giác tuyệt vọng, sợ hãi, hoang mang là điều hết sức bình thường (ngoại trừ các nhà thám hiểm chuyên nghiệp). Thay vì ngồi một chỗ để suy nghĩ về cuộc đời, trách số phận, than thở thì chúng ta nên giữ bản thân thật tỉnh táo, bình tĩnh. Tâm lý phải vững vàng để tránh những suy nghĩ tiêu cực.

Thu lượm

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?

Trước khi bạn vào bờ, bạn nên thu thập bất kỳ vật dụng hoặc vật liệu nào có ở xung quanh vì những món đồ đó thực sự sẽ rất có ích cho cuộc chiến sinh tồn sắp tới. Những vật dụng đó có thể là phao, ván gỗ,... giúp bạn nổi trên mặt nước hay chai nhựa, đồ thuỷ tinh, dây buộc, túi ni-lông,... giúp bạn làm vật dụng sinh tồn tự chế. Nói chung, hãy cố gắng thu lượm bất cứ thứ gì mà bạn có thể sử dụng được trước khi lên bờ. Bạn phải mau chóng gom góp chúng đưa lên bờ trước khi sóng đánh chìm hoặc kéo chúng trôi dạt đi xa. Sau đây là một số vật dụng hữu ích bạn nên thu gom:

  • Bộ dụng cụ sinh tồn: Thông thường trên tàu hoặc phao cứu sinh cũng thường trang bị sẵn những hộp công cụ này. Trong đó sẽ có những vật dụng cần thiết nhất giúp bạn sinh tồn khi gặp trường hợp khẩn cấp như đèn, pháo sánh, máy phát tín hiệu, v.v.
  • Túi cứu hộ y tế khẩn cấp: Trong này có cách dụng cụ sơ cứu, thuốc và một số thứ rất hữu ích khác
  • Thuyền/ bè cứu sinh: Dù bạn đã an toàn lên đảo nhưng chiếc bè cứu sinh cũng các vật dụng trên đó sẽ luôn rất hữu ích với bạn
  • Vali cá nhân: Các vali cá nhân kín bằng nhựa thường sẽ nổi và dạt vào bờ biển. Nếu may mắn bạn sẽ có được khá nhiều đồ dùng hữu ích
  • Dây thừng, bộ đồ câu cá, đồ đánh lửa, phao cứu sinh và bất cứ thứ gì dạt vào bờ biển.

Tìm nguồn nước

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?

Khi bị lạc, để sinh tồn trên đảo hoang, con người có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể tồn tại 3 – 5 ngày khi thiếu nước. Vì vậy việc tìm kiếm nguồn nước ngọt để duy trì sự sống là điều rất cần thiết khi bị kẹt trên đảo hoang. Đi vào đất liền cố gắng tìm kiếm mạch nước ngầm, nước ở suối hoặc thác nước trên đảo.

Xem thêm: Cách tìm nguồn nước trong tự nhiên 

Sương từ lá cây vào sáng sớm có thể giúp bạn thu gom được một lượng nước sạch đáng kể.

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời và nước biển để tạo nguồn nước sạch. Bạn chỉ cần tìm hai chai nhựa, một lớn một nhỏ. Cắt bỏ đầu của mỗi chai, đổ đầy nước biển vào chai nhỏ, sau đó đặt vào chai lớn và đậy kín nắp. Đặt ngoài nắng, nhờ hiện tượng bay hơi và ngưng tụ nước ngọt sẽ được tách ra khỏi muối biển.

Tìm thức ăn

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?

Cơ thể con người có thể tồn tại từ 1 đến 3 tuần nếu không có thức ăn, tuy nhiên cơ thể bạn sẽ yếu đi khi đó khó có thể thực hiện các hoạt động cần thiết để tồn tại trên đảo. Nếu bạn ở đảo thuộc khu vực nhiệt đới thì thật may mắn cho bạn vì nguồn thức ăn ở đây khá dồi dào đủ để nuôi sống bạn trong một khoảng thời gian dài. Dừa, chuối, rong biển là những trái cây và rau củ không độc hại, dễ dàng tìm thấy trên đảo. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn tìm thấy rong biển đang phát triển ở vùng nước nông trên đảo hoặc hồ thủy triều. Rong biển trôi dạt vào đảo có thể gây nguy hiểm khi ăn.

Bạn cũng có thể tìm thấy các loại động vật phổ biến ngoài bãi biển như cua, rùa hoặc cá bị mắc cạn khi thủy triều rút đi trong các vũng lầy, hốc đá ven biển. Vì vậy, hãy cố gắng kiếm thật nhiều nguồn thức ăn càng tốt để đảm bảo cơ thể luôn được nạp đầy năng lượng. 

  • Săn cá và động vật nhỏ để làm thức ăn

Để có thể sinh tồn trên đảo hoang, bạn cần thức ăn. Đạm từ cá và dinh dưỡng từ thịt sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Các loài cua, ốc, cá, trai, sò,… dễ dàng tìm thấy ở vùng nước nông xanh. Hoặc bạn có thể tự làm bẫy, mài cành cây để săn các loài bò sát, cá, chim nhỏ trên đảo. Lưu ý, nên ăn chín, uống sôi. Vi khuẩn có thể xâm nhập và khiến cơ thể bạn bị bệnh.

  • Gợi ý làm bẫy cá bằng chai nhựa

Vật liệu chính cần chuẩn bị cho cách làm này là chai nhựa, bên cạnh đó bạn cần dùng thêm một số dụng cụ để cắt gọt như kéo hoặc dao. Hãy nhớ chuẩn bị thêm một ít đá cuội hoặc bất kỳ vật nặng nào bạn có thể tìm thấy. 

Bẫy bắt cá đơn giản tự chế làm bằng chai nhựa 

Thực hiện theo các bước sau để có được một sản phẩm hoàn chỉnh bạn nhé:  

  • Đầu tiên hãy chia chai nước thành 3 phần, tính từ đỉnh chai xuống cắt lấy ⅓ chiều dài
  • Tiếp theo, hãy bỏ một ít đá cuội (hoặc vật nặng bạn tìm được) vào đáy chai nằm tạo độ nặng để bẫy không bị nổi lềnh bềnh trên nước
  • Lật ngược phần đỉnh chai vừa cắt lúc nãy và gắn vào thân chai
  • Cuối cùng hãy dùng dây (có thể sử dụng vật liệu khác) để cố định phần đỉnh và thân chai

Cách làm tuy đơn giản nhưng khá hiệu quả, đầu nhỏ của chai sẽ gây khó khăn cho cá trong việc thoát ra ngoài. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong video dưới đây.

Video hướng dẫn làm bẫy cá từ chai nhựa tái chế

Xem thêm: Cách tự làm bẫy cá đơn giản

Làm lều trú ẩn

Nơi trú ẩn rất quan trọng khi nói đến việc giữ an toàn và giúp bạn tránh được những mối nguy hiểm tiềm tàng từ thú dữ. Nơi trú ẩn vừa giúp bạn có chỗ che nắng che mưa vừa cung cấp cho bạn một không gian để nghỉ ngơi và phục hồi lại sức lực trong khi bạn xem xét, tính toán những việc tiếp theo cần phải làm. Có nhiều cách dựng lều bằng các chất liệu khác nhau. Vật liệu tự nhiên được tìm thấy trên đảo sẽ quyết định loại lều trú ẩn mà bạn có thể tạo ra. 

Trong trường hợp trời tối không còn thời gian dựng lều, hãy tận dụng những cành cây nhiều lá, kéo hoặc bẻ nhiều cành xuống để làm nơi trú ẩn. Trường hợp không có cành cây lá, bạn có thể tận dụng vách đá, gốc cây to hoặc tự làm khung chống đơn giản để làm lều.

Cách dựng lều bằng tán cây, nhành cây, tảng đáTận dụng tán cây, nhánh cây, tảng đá hoặc gốc cây to bị đổ đề làm lều nhanh chóng

Video hướng dẫn cách dựng lều bằng tán cây

Xem thêm: 07 Cách Dựng Lều Tạm Trú Ẩn Đơn Giản Và Nhanh Chóng Nhất

Tạo ra lửa

Sau khi tìm thấy nước, thức ăn và dựng lều thì tạo ra lửa để sưởi ấm, làm chín và đuổi thú dữ là vô cùng cần thiết. Tất cả những gì bạn cần là một số vật liệu tự nhiên và kỹ thuật nhóm lửa. Có bùi nhùi tốt để nhóm lửa là rất quan trọng. Thử dùng cỏ khô, nhựa thông, vỏ cây bạch dương hoặc bất kỳ vật liệu khô nào dễ bắt lửa. Dưới đây là một số cách nhóm lửa mà không cần dụng cụ:

  • Dùng thân cây

- Tìm một thanh gỗ cứng (hoặc một hòn đá sắc nhọn) và một khúc cây không quá cứng cũng không quá mềm (gần giống như thân cây tre) và gom bùi nhùi lại với nhau

- Dùng thanh gỗ cứng (hòn đá) chà xát lên khúc cây để tạo thành một rãnh hẹp và dài

- Đặt bùi nhùi vào rãnh. Tiếp tục chà nhanh khúc cây lên xuống rãnh để tạo ma sát

- Cuối cùng bùi nhùi sẽ bốc cháy. 

Hướng dẫn cách nhóm lửa bằng thân cây

  • Dùng đá

- Chuẩn bị: Đá sắc nhọn, thanh kim loại cứng (nếu có) và bùi nhùi (đã gợi ý phía trên)

- Dùng tay liên tục đánh mạnh hai hòn đá với nhau để tạo ra tia lửa. Ngoài ra, bạn có thể dùng thanh kim loại đánh mạnh vào hòn đá sẽ sinh ra nhiều tia lửa và giúp bùi nhùi bắt lửa hiệu quả hơn.

Chú ý: Giữ khoảng cách giữa tia lửa và bùi nhùi càng gần càng tốt. Cách làm này sẽ ít hiệu quả hơn so với cách dùng thân cây để tạo ra lửa. 

Cách tạo tia lửa bằng đá với bùi nhùi bằng than và bông gòn

Làm sạch thịt

Sau khi đã đi săn thành công, bạn nên làm sạch con vật thật kĩ trước khi ăn. Mặc dù thịt động vật được xem là một nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng nó cũng có thể mang mầm bệnh nếu như không được làm sạch và sơ chế đúng cách. 

Bạn cần loại bỏ toàn bộ phần da và ruột của con vật cũng như các cơ quan từ phần ngực (trừ tim và gan) đến phần dạ dày. Đặc biệt cẩn thận với đường tiêu hóa và bàng quang, vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bị tràn dịch và chất lỏng ra ngoài. 

Nướng hoặc luộc để làm chín thịt

Bảo quản thịt

Khi bạn đã chuẩn bị được một ít thịt, bạn sẽ cần phải ăn nhanh hoặc đem đi bảo quản vì thịt sẽ nhanh hỏng nếu không được xử lý sớm. 

  • Hun khói

Hun khói hay còn gọi là xông khói là một phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm bằng cách phơi thực phẩm trên khói hoặc trên những vật liệu cháy được như gỗ. Với cách này, thịt có để bảo quản được tối đa trong vài tuần. Sau khi dựng giá đỡ xong, ở phía trên ngọn lửa, bạn treo thịt lên que rồi dùng chăn hoặc ga trải giường trùm lại để thịt ngập trong khói như vậy khoảng 2 ngày. 

Dựng lò hun khói bảo quản thịt

  • Phơi nắng

Phơi khô bảo quản thịt​​​​​

Sấy là quá trình tách nước ra khỏi vật liệu bằng nhiệt. Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng thái lỏng trong sản phẩm thành hơi.

Phơi nắng là phương pháp sấy tự nhiên rất đơn giản được áp dụng lâu đời trong dân gian. Phương pháp này bị hạn chế do bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết và sẽ rất bất lợi nếu như số giờ nắng ít, trời mưa, tuyết rơi,...

Cắt thịt thành từng lát mỏng và để trên giá phơi dưới nắng gắt trong ít nhất 5 ngày. Nhiều côn trùng nguy hiểm đem vi khuẩn có hại bám vào trên thịt khô, gây hại cho sức khỏe người ăn. Vì thế nếu áp dụng phương pháp này, bạn nên sử dụng một màn che mỏng để bảo vệ thực phẩm khỏi bụi bẩn cũng như côn trùng lạ.

  • Đông lạnh

Nếu bạn đang ở trên một hòn đảo có tuyết hoặc nhiệt độ lạnh, bạn có thể bảo quản thịt bằng phương pháp đông lạnh. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản thịt càng lâu. Thịt có thể giữ được độ tươi tối đa là 5 ngày trong quãng nhiệt từ 0°C - 5°C. Ở nhiệt độ -18°C, thịt sống có thể bảo quản lên đến vài tháng (tối đa 12 tháng) và thịt chín khoảng 2 - 6 tháng. 

Xem thêm: 09 cách bảo quản thịt khi bị lưu lạc trong vùng hoang dã

Tự vệ

Hãy nghĩ đến việc phòng thủ cho bản thân. Có thể sẽ có những động vật săn mồi nguy hiểm chia sẻ hòn đảo với bạn. Vì khả năng này, bạn sẽ cần nghĩ đến việc tự bảo vệ mình. Tránh xung đột là cách hành động khôn ngoan nhất tuy nhiên bạn nên tạo một số vật dụng tự vệ cơ bản chẳng hạn như làm đuốc hay làm một cây giáo cơ bản từ một cây gậy đã mài sắc phòng trường hợp bạn bị thú dữ tấn công.

 (Nguồn: Animal Man Survivor)

  1. Tránh xa vùng nước sâu để tránh chạm trán với cá mập
  2. Tránh đi vào bất kỳ hang động nào vì đó có thể là hang động vật
  3. Tránh xa bất kỳ loài rắn hoặc côn trùng nào mà bạn gặp phải nếu bạn không biết chắc là chúng không có độc.

Phát tín hiệu cầu cứu

Một ngày còn kẹt trên hoang đảo là một ngày bạn vẫn phải tiếp tục cuộc chiến khốc liệt. Bạn cần phát tín hiệu cầu cứu, dù cho bạn biết rằng cứu hộ có thể đến hay không.

  • Ban ngày, bạn có thể nhặt cành cây khô, sỏi đá để viết, để xếp thành dòng chữ cầu cứu thật to. Tốt nhất bạn nên chọn kí tự SOS để bất cứ ai dù là người nước ngoài cũng có thể hiểu được thông điệp của bạn
  • Đốt gỗ ẩm hoặc ướt có thể tạo ra nhiều khói để tạo cột khói lớn phát tín hiệu cầu cứu (Bạn nên chọn bãi đất trống, nhiều cát và tránh xa những vật liệu dễ bén lửa)
  • Nếu bạn di chuyển địa điểm, hãy sử dụng đá xếp hình mũi tên trên mặt đất, ra hiệu cho người khác biết bạn đã đi hướng nào.

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?Dựng tháp tạo khói cầu cứu đúng cách

Làm Thế Nào Để Tồn Tại Trên Hoang Đảo?Vẽ tín hiệu cầu cứu thật lớn và thêm sỏi đá để làm đậm thông điệp hơn

Sau khi bạn đã thiết lập trại sinh tồn và nơi trú ẩn cơ bản, hãy duy trì các tín hiệu cầu cứu và tập trung vào việc chăm sóc bản thân. Ở yên một chỗ để giảm nguy cơ bị lạc trên một hòn đảo lạ và tăng khả năng lực lượng cứu hộ thu hẹp vị trí và dễ dàng tìm được bạn hơn.

Không để mình bị thương

Bạn bị thương khi kẹt trên đảo hoang điều đó có nghĩa cơ hội sống sót của bạn cũng giảm đi. Bởi, khi phải tìm cách để sinh tồn thì bạn phải di chuyển nhiều nên chân là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Khi bạn bị bỏ lại trên đảo cùng với hành lý, thì đôi giày chính là thứ bảo vệ đôi chân bạn khỏi những vật sắc nhọn có trên đảo, vì khi bị thương vấn đề nhiễm trùng khó có thể tránh khỏi.

Khi rơi vào đầm lầy, cát lún

Nếu không may bạn rơi vào đầm lầy hoặc phải di chuyển qua một đầm nước toàn bùn, cát lún, bạn sẽ rất khó và mất thời gian để vượt qua. Hãy áp dụng cách trườn hoặc lăn trên bùn để tăng diện tích tiếp xúc, chống lún sâu xuống. Bám vào cây cỏ mọc trong đầm lầy để di chuyển. Sử dụng tấm đan bằng cành cây. Đây cũng là những kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang cần phải trau dồi.

Video: Làm thế nào để thoát khỏi cát lún một cách an toàn

Một số lưu ý khi bị sa vào đầm lầy, cát lún:

  • Càng vùng vẫy bạn sẽ càng bị lún nhanh hơn
  • Thông thường các hố lún thường không quá sâu để có thể ngập đầu bạn
  • Hãy tìm bất cứ thứ gì có thể bám víu: Cành cây khô, bụi cỏ, dễ cây,…
  • Hãy nhớ việc nổi trên cát lún là dễ dàng hơn nhiều so với nổi trên nước
  • Giày có thể làm bạn khó rút chân lên được, hãy cố gắng tháo giày ra trước
  • Nằm ngửa trên lưng sẽ tăng diện tích tiếp xúc của bạn, phân phối trọng lượng đều ra và tăng sức nổi của cơ thể. Vào lúc này, bạn nên bắt đầu từ từ và cẩn thận nâng chân mình ra khỏi cát lún. Vấn đề quan trọng ở đây là phải chậm rãi
  • Trườn hoặc lăn thay vì bước đi để tránh bị lún thêm.

Khó khăn sinh tồn trên đảo hoang

Môi trường khô hạn, cô lập của hoang đảo sẽ khiến bạn rơi vào tình huống khó khăn. Cuộc sống sinh tồn trên đảo hoang là một cuộc chiến khốc liệt mà bạn phải đối mặt. Cuộc sống của mỗi chúng ta không thể đoán trước được điều gì, cũng có thể xảy ra những điều không may. Vì thế chúng ta phải trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang để có thể thích nghi, vượt qua và sống sót trong mọi hoàn cảnh.

Bài viết tổng hợp các kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang đã tóm tắt các kỹ năng cần thiết, hy vọng bài viết có thể cung cấp thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn có thể trang bị cho bản thân những kỹ năng tốt để tự bảo vệ bản thân.

Nguồn: Tổng hợp

Viết bình luận của bạn