ANA GROCERY | Lương Khô Mỹ Dài Hạn & Vitamins

Tổng Hợp Kỹ Năng Sinh Tồn Khi Bị Mắc Kẹt Giữa Biển

Thứ Bảy, 24/12/2022
Quản trị viên

Bạn có bao giờ tưởng tượng rằng một ngày nào đó bạn sẽ rơi vào tình huống bị thất lạc chơi vơi giữa biển lớn? Bạn bắt đầu đặt câu hỏi cho chính mình rằng sẽ tồn tại ra sao và làm cách nào để quay lại đất liền? Chắc hẳn đó là điều rất nhiều người trong chúng ta chưa từng nghĩ tới. Nhưng trên thực tế, đã có không ít những vụ đắm tàu và tai nạn xảy ra trên biển khiến người ta mắc kẹt nhiều ngày trên biển. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kỹ năng sinh tồn cần thiết để giúp bạn ứng phó với tình huống thất lạc trên biển giúp đảm bảo an toàn cho bạn khỏi những khó khăn phát sinh.

Kỹ năng kiểm soát tâm lý

Việc nghĩ đến hay phải đối mặt với tình huống bản thân đang một mình lênh đênh giữa biển, cảm giác sự sống bị đe dọa, thiếu thực phẩm và nước uống, thể chất và tinh thần thì dần bị hao mòn, tâm lý trở nên hỗn loạn và mất kiểm soát trong khi phải đưa ra nhiều quyết định sống còn ắt hẳn sẽ gây ra rất nhiều nỗi sợ hải và bất an cho bản thân.

Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, một trong những kĩ năng sinh tồn quan trọng nhất chính là giữ được bình tĩnh. Kĩ năng này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn không rèn luyện để giữ được bình tĩnh, bạn sẽ không thể sống sót trong bất kì sự kiện hay tình huống khủng hoảng nào nhưng sẽ khiến thể trạng kiệt sức dần theo thời gian và quỵ gục trước khi tìm ra lối thoát cho bản thân.

Vì vậy, bạn hãy luôn tự dặn bản thân phải bình tĩnh và có niềm tin rằng mình sẽ tìm được lối ra và trở lại đất liền.

Luôn giữ tâm lý bình tĩnh khi bị lạc trên biển

Kỹ năng bơi – chèo thuyền

Dù rất nhiều người đã thành thạo bơi lội hoặc chèo thuyền nơi sông, suối, hồ hay bất kì một khu vực nước cạn nào, nhưng câu chuyện sẽ khác hoàn khi người ta bơi hay chèo thuyền trên biển cả mênh mông. Trên biển, bạn buộc phải thực hiện kỹ năng bơi và chèo thật chuẩn để có thể duy trì thể lực tốt nhất tránh hao kiệt sức do sai kĩ thuật dẫn đến việc bỏ chặng giữa chừng rất nguy hiểm.

Kỹ Năng Bơi - Chèo Thuyền là một trong những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi ở trên biểnKỹ năng bơi – chèo thuyền là một trong những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi ở trên biển

Theo đó, bạn hãy ghi nhớ những quy tắc sau:

  • Bơi ngửa khi biển lặng, nó sẽ giúp bạn nghỉ ngơi lấy sức. Ngược lại, nếu biển có sóng, hãy bơi xấp, đôi khi có thể lặn mặt xuống nước sau khi hít 1 hơi thật sâu
  • Không cần phải là thuyền, bạn có thể bám vào bất kỳ thứ gì đang trôi trên biển, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng rất nhiều
  • Hãy cố gắng tránh ánh nắng mặt trời vì nó khiến bạn mất nước nhanh và cần nhiều năng lượng hơn.

Kỹ năng xác định phương hướng

Một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng không kém không thể không kể đến là kĩ năng xác định phương hướng. Khi đang ở trên biển, nếu bạn xác định phương hướng tốt, thì việc tìm vào bờ trở nên dễ dàng và ít tốn năng lượng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số cách để bạn có thể xác định hướng trên biển:

  • Bơi theo hướng gió: đây không phải là cách xác định phương hướng tối ưu nhưng nó lại giúp bạn tiết kiệm được nhiều năng lượng
  • Dựa theo mây: những đám mây trên biển sẽ thường bị gió thổi đi nhưng đối với mây ở hải đảo hay đất liền thì mây sẽ đứng yên, đó chính là hướng bạn nên bơi tới, hướng có mây đứng yên
  • Dựa theo chim biển: những con chim biển như Nhạn sẽ dễ dàng đậu trên tay người và bay về hướng đất liền vào chiều tối và bay ra vào buổi sáng. Nó sẽ chỉ cho bạn hướng vào đất liền an toàn.

Kỹ năng sinh tồn cơ bản

Việc lênh đênh trên biển hay đảo không xảy ra nhanh chóng mà nó có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày. Chính vì vậy, kỹ năng sinh tồn trên biển là cực kỳ cần thiết để chúng ta bám trụ. Do đó, bạn hãy chắc rằng bỏ túi cho mình một số kiến thức và kĩ năng giúp kéo dài sự sống của chính mình trên biển dưới đây:

Kỹ năng sinh tồn khi lạc trên biểnPhải nắm vững các kỹ năng sinh tồn cơ bản khi lạc trên biển

  1. Bí quyết giữ năng lượng cho cơ thể:

  • Vào ban ngày, cho dù ở trên đảo, thuyền, bè hay thậm chí phải bơi, thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời bằng cách mặc đầy đủ quần áo, núp trong cánh buồm, trú trong cây cối hay bất kì vật dụng che nắng nào, bởi vì ánh nắng gắt trên biển có thể làm bạn mất nước và tiêu tốn nhiều năng lượng
  • Vào ban đêm, giữ cho cơ thể khô ráo và hạn chế việc mất nhiệt
  • Tuyệt đối không hoạt động liên tục và tần suất cao như bơi hết tốc lực hay chèo thuyền liên tục. Bạn cần lường trước đây có thể là một quá trình sinh tồn lâu dài, do đó cần phải trải sức đều và chỉ khi cần để có thể sống sót lâu nhất có thể
  • Nếu có thể, hãy luôn luôn mang thực phẩm, nước uống phòng hờ bên mình, đặc biệt là trong các chuyến đi có khả năng xảy ra trục trặc dẫn đến tình trạng tồi tệ nhất. Khi gặp bất trắc, dù đã tìm thấy sự trợ giúp từ một con thuyền vãng lai trên biển, vẫn hãy cất giữ thực phầm, nước uống và chia thành khẩu phần ăn từng ngày một cách hợp lý cho đến khi biết chắc bạn sẽ thoát khỏi biến cố hoàn toàn. Tuyệt đối tránh việc ăn uống liên tục hoặc ăn thức ăn ôi thiu
  • Khi đang trên biển và tìm thấy bất kì một loại thực phẩm nào nhưng không biết rõ về nó, bạn hãy kiên quyết bỏ qua cơn đói nếu có thể để tìm một loại khác an toàn hơn trong sự hiểu biết của bạn. Việc chọn giải quyết cơn đói nhanh chóng nhưng thiếu suy nghĩ chín chắn có thể kết thúc sự sống của chính bạn. Từ đây, một kinh nghiệm khác bạn cần ghi nhớ, hãy luôn tìm kiếm thực phẩm trước khi nó cạn kiệt. 
  1. Bí quyết tìm kiếm thức ăn và nước uống:

Thực tế việc lênh đênh trên biển hay dạt vào hoang đảo sẽ rất có thể gặp trường hợp không mang theo hoặc không tìm thấy các loại thực phẩm và nước. Vì vậy, bạn sẽ phải tự mình tìm kiếm.

  • Về nước, bạn hãy tận dụng những cơn mưa hoặc hứng sương vào buổi đêm để dự trữ lượng nước ngọt nhiều nhất có thể. Trong trường hợp xấu nhất khi bạn bị mắc kẹt trên biển vào những tháng khô, cách duy nhất có nước uống là bạn phải chưng cất nước biển để lấy phần bay hơi của nó sử dụng như nước uống

Tìm kiếm thức ăn và nước uống trên biểnTìm kiếm thức ăn và nước uống trên biển

  • Về thức ăn, bạn có thể kiếm được một số trên biển bằng cách thực hiện theo những kỹ năng sinh tồn sau:
  1. Cá biển: Bạn có thể dùng gậy, dao, móc, mái chèo – bất kỳ thức gì có bên cạnh hoặc thậm chí là chế tạo lưỡi câu, xiên để bắt các con cá lảng vảng xung quanh. Bạn có thể chế tác lưỡi câu từ kim loại, xương cá, gỗ, dây câu là chỉ quần áo hoặc buồm và sau khi đã câu được thì dùng chính thịt cá hoặc xương làm mồi
  2. Chim biển: Khi bạn sử dụng chính cần câu cá đã làm dựng ngược lên và thả nổi cách một đoạn thì rất có thể những con chim biển sẽ mắc bẫy
  3. Rong và tảo biển: đây là thực vật rất dễ kiếm trên biển nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vitamin A – B và chất xơ
  4. Động thực vật dưới đáy biển: Nếu may mắn bạn gặp vùng biển khá nông và có thể lặn xuống đáy biển để bắt một số loại động thực vật.

Kỹ năng tránh các mối nguy hiểm

Khi lênh đênh trên biển hay dạt vào đảo hoang thì sẽ có rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Và kỹ năng sinh tồn trên biển quan trọng hàng đầu chính là tránh được những nguy hiểm từ sinh vật hay thiên nhiên.

Điều đầu tiên bạn cần làm để hạn chế các loài sinh vật biển ăn thịt tấn công trong nước đó là không được chảy máu – đấy có thể là nguyên nhân dẫn chúng đến gần bạn hơn. Nếu bạn vô tình bị chảy máu thì hãy nhanh chóng băng lại và cầm máu.

  1. Cá mập

Hầu hết cá mập đều vô hại (do phim ảnh làm quá lên mà thôi), các loại cá mập khổng lồ thường ăn phù du trong biển, các loại cá mập ăn thịt thì thường nhỏ hơn con người nhiều và chúng thường né tránh con người. Trong số hơn 400 loại cá mập chỉ có ba loại được ghi nhận là tấn công gây nguy hiểm cho con người là cá mập trắng, cá mập bò và cá mập hổ. Và chúng cũng chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định.

Ngay cả khi gặp phải loài cá mập ăn thịt thì đa số trường hợp cá mập chỉ vô tình đi qua nhưng chứ không có ý định tấn công bạn vì vậy hãy thật bình tĩnh.

Cần bình tĩnh xử lý khi gặp cá mập

Điều bạn cần làm là:

  • Tuyệt đối không cản đường hay hoảng loạn bơi một cách vội vã bởi vì bạn không thể nào bơi nhanh bằng cá mập được và điều này chỉ gây thêm chú ý cho nó
  • Hầu hết cá mập tấn công con người không phải đề ăn thịt mà vì tò mò. Các trường hợp thực tế cho thấy nạn nhân chỉ bị tấn công một lần và cá mập sau đó bỏ đi
  • Hãy luôn dõi theo cá mập, tựa lưng vào bệ đá hoặc san hô ở gần đó
  • Nếu có thuyền hay bờ ở gần thì hãy bơi một cách nhẹ nhàng, từ từ vào theo dõi thái độ của cá
  • Trong trường hợp bị tấn công bạn hãy phòng thủ bằng cách sử dụng các vật có sẵn như đá, chèo để đánh vào mang tai và mắt của cá mập
  • Kể cả khi cá mập đã rời đi thì bạn vẫn nên nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp hoặc di chuyển tới khu vực an toàn để tránh nó quay lại
  • Hạn chế xuống nước vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì đó là giờ đi săn của cà mập
  • Hãy nhớ: khi ra biển bạn có có một trong 3,7 triệu cơ hội bị giết bởi một con cá mập trong khi khả năng bị chết đuối nhiều gấp 132 lần, và có khả năng dẫn đến tai nạn thuyền chết người cao gấp 290 lần.

Các loại sinh vật nguy hiểm khác trên biển

Với các loài này, khả năng tấn công của chúng sẽ khiến chúng ta vô cùng nguy hiểm và tỷ lệ bị chấn thương vô cùng nghiêm trọng và sẽ tệ hơn và vô cùng khó thoát bởi vậy hãy cùng xem xét khi nói đến động vật biển khét tiếng nhé. 

  • Titan Triggerfish – Cá bò titan: Vùng sinh sống: Ấn Độ – Thái Bình Dương
  • The Stingray – Cá đuối gai độc: Vùng sinh sống: biển nhiệt đới và cận nhiệt đới
  • Flower Urchin – Nhím biển hoa: Vùng sinh sống: Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương
  • Electric Eels – Cá chình điện: Vùng sinh sống: Sông Orinoco và Amazon
  • Textile Cone Snails – Ốc nón: Vùng sinh sống: Úc, Polynesia, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  • The Great Barracuda – Cá nhồng: Vùng sinh sống: Trên toàn cầu, các đại dương sâu, gần các rạn san hô
  • The Blue-Ringed Octopus – Bạch tuộc đốm xanh: Vùng sinh sống: Các rạn san hô và hồ thủy triều ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
  • The Lionfish – Cá sư tử: Vùng sinh sống: Vùng biển Đại Tây Dương và Ấn Độ – Thái Bình Dương
  • Dubois Sea Snake – Rắn biển Dubois: Vùng sinh sống: Ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea và Úc
  • The Reef Stonefish – Cá đá
  • The Puffer Fish – Cá nóc
  • The Box Jellyfish – Sứa hộp The Box Jellyfish – Sứa hộp

Thiên tai gió bão

Đây chính là trường hợp nguy hiểm nhất khi bạn lênh đênh trên biển, tuy nhiên nếu xử lý bình tĩnh và may mắn thì hoàn toàn có thể vượt qua được.

Gió bão và các cơn sóng lớn trên biển là các mối nguy lớn nhấtGió bão và các cơn sóng lớn trên biển là các mối nguy lớn nhất

  • Cố gắng bám vào bất kỳ thứ gì có bên cạnh như đá, thuyền, v.v.
  • Cố gắng bơi theo hướng gió và sóng
  • Nhận biết cơn bão hoặc sóng và nhanh chóng bơi vào bờ nếu ở gần
  • Tuyệt đối bình tĩnh và không được hoảng loạn.

Tạm kết

Trên đây là những kỹ năng sinh tồn trên biển được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều ngư dân, chuyên gia cứu hộ. Hy vọng đây sẽ là hành trang tuyệt vời và giúp ích được cho bạn trong nhiều tình huống.

Nguồn: Cẩm Nang Sinh Tồn

Viết bình luận của bạn